HP Z2 mini G4 workstation – cấu hình lý tưởng cho đồ họa Photoshop

Sao lưu và backup dữ liệu là công việc bắt buộc phải làm khi bảo trì workstation / server.

Ổ cứng truyền thống HDD là sự lựa chọn thường thấy vì có dung lượng lớn và giá rẻ. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, ổ HDD tiêu thụ nhiều năng lượng hơn, tỏa nhiệt nhiều hơn. Do đó, dù HDD là sự lựa chọn tốt, các kỹ sư quản lý dữ liệu vẫn tìm kiếm giải pháp khác cải tiến hơn.

Đa số chúng ta đều quen thuộc với ổ cứng SSD với tốc độ đọc ghi nhanh giúp việc boot Win / mở file trở nên mượt mà hơn. Và điều tuyệt vời là các ổ SSD ngày càng nhanh hơn.

Với các nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp, sở hữu ổ cứng SSD với tốc độ nhanh và dung lượng lớn là nhu cầu rất thật – vì với họ, thời gian là tiền bạc. Và sử dụng ổ NVMe chuẩn U.2 là sự lựa chọn rất đáng lưu tâm.

Ổ cứng U.2 là gì?

U.2 SSD được thiết kế sử dụng chuẩn giao tiếp PCIe NVMe trong thân xác của ổ 2.5 in thông thường. Điều này dẫn đến sự cải tiến tột bậc trong tốc độ truyền tải dữ liệu, từ 600 MB/s đến hàng GB/s.

SSD chuẩn giao tiếp NVMe có thể có dạng M.2 (thanh nhỏ) hay U.2 (2.5 in hay 3.5 in)

Ổ cứng thể rắn SSD giao diện U.2 được thiết kế cho thị trường enterprise, chuẩn PCI Express cùng với SAS và SATA. U.2 dùng 4 lane PCI Express và 2 lane SATA.

Ổ U.2 vs SATA 3

Sự khác biệt giữa U.2 và M.2

Thực tế, NVMe M.2 hay U.2 tương đồng về tốc độ truyền tải dữ liệu, vì cùng dùng PCIe bus với x4 lane.

M.2 được gắn trực tiếp trên bo mạch chủ, còn U.2 kết nối dùng cáp thông qua cổng giống như SATA.

M.2 nằm trực tiếp trên mainboard
Cổng U.2 trên mainboard Dell T7920

Tại sao U.2 lại chiếm ưu thế khi bạn cần lưu trữ nhiều

M.2 – như đã nói trên, được gắn trực tiếp trên bo mạch chủ. Điều này không là vấn đề lớn với các PC dùng bình thường. Tuy nhiên, nếu công việc đòi hỏi phải chuyển ổ cứng từ máy này sang máy khác – bạn hẳn sẽ phải suy nghĩ lại, vì khối lượng công việc đi kèm theo, bao gồm 1. mở case máy cũ, 2. mở ốc cố định M.2 và lặp lại với máy tính mới.

Còn U.2 sử dụng ít diện tích bo mạch chủ hơn so với M.2 và có thể được xếp trên vỏ case tương tự như với SATA – có nghĩa là bạn sẽ gắn được nhiều ổ U.2 hơn so với M.2.

Nếu bạn có kế hoạch di dời ổ cứng qua nhiều máy khác nhau hoặc set up workflow với nhiều ổ như ổ startup, ổ caching, ổ backup, thì U.2 sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn. Vì ổ U.2 dễ dàng tháo lắp, di dời (y như ổ SATA thông thường). Ổ U.2 cũng cho phép xếp chồng gắn trên vỏ case như SATA, rất dễ nâng cấp thêm – nên bạn vừa gắn được nhiều ổ, lại vừa sử dụng được tính năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao của PCIe x4.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *